Bản tin tài chính tuần 10/07 – 14/07/2023: Các dữ liệu lạm phát Mỹ là tâm điểm của thị trường - Cộng đồng Trader Đà Nẵng

Khẩn cấp Bản tin tài chính tuần 10/07 – 14/07/2023: Các dữ liệu lạm phát Mỹ là tâm điểm của thị trường

HanhPhanPhan

Quản Trị Viên
Thành viên BQT
Các dữ liệu lạm phát tháng 6 của Mỹ sẽ là mối quan tâm hàng đầu trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) gần như chắc chắn sẽ tăng lãi suất vào cuối tháng này, Mùa báo cáo tài chính quý II sẽ khởi đầu với kết quả kinh doanh của các ngân hàng và tổ chức tài chính lớn.

Tại Trung Quốc, các dữ liệu sắp công bố dự kiến sẽ tiếp tục cho thấy những điểm yếu của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Ngân hàng Trung ương Canada (BOC) dự kiến sẽ nâng lãi suất thêm một lần nữa trong khi giá dầu được kỳ vọng có thể tiếp tục tăng mạnh.


  • Dữ liệu lạm phát Mỹ
Dữ liệu công bố vào thứ Tư dự kiến sẽ cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Mỹ trong tháng 6 đã tăng 3,1% so với cùng kỳ năm ngoái – mức chậm nhất kể từ tháng 3/2021. Chỉ số CPI cốt lõi (loại bỏ giá lương thực và nhiên liệu) dự kiến tăng 5%, thấp hơn mức 5,3% của tháng 5, nhưng vẫn cao hơn nhiều mức mục tiêu 2% của FED.

Các dữ liệu này cùng với báo cáo việc làm tháng 6 vừa được công bố hôm thứ Sáu tuần trước sẽ đảm bảo rằng FED vẫn tiếp tục tăng lãi suất vào cuối tháng này.

Nền kinh tế Mỹ trong tháng 6 đã tạo ra số lượng việc làm ít nhất trong hai năm rưỡi qua, nhưng mức tăng lương mạnh mẽ liên tục cho thấy, các điều kiện trên thị trường lao động vẫn bị thắt chặt.

Các nhà đầu tư cũng sẽ theo dõi báo cáo Beige Book được FED công bố vào thứ Tư và các tuyên bố được đưa ra bởi một số quan chức FED trong tuần này, bao gồm Chủ tịch FED Minneapolis Neel Kashkari, Chủ tịch FED Cleveland Loretta Mester, Chủ tịch FED San Francisco Mary Daly và Thống đốc FED Christopher Waller.


  • Bắt đầu mùa báo cáo tài chính doanh nghiệp
Các ngân hàng lớn sẽ bắt đầu công bố báo cáo tài chính quý II vào thứ Sáu sau khi vượt qua các cuộc kiểm tra căng thẳng của FED hồi cuối tháng trước. Các cuộc kiểm tra đã mở đường cho việc các ngân hàng tiến hành mua lại cổ phiếu và chia cổ tức.

Kết quả kiểm tra của FED cho thấy, các ngân hàng lớn tại Mỹ có đủ lượng vốn để vượt qua kịch bản suy thoái kinh tế nghiêm trọng, nhưng giờ đây, mối quan tâm của nhà đầu tư sẽ tập trung vào lợi nhuận.

JPMorgan Chase (NYSE: JPM), Citigroup (NYSE: C) và Wells Fargo (NYSE: WFC) đều sẽ công bố báo cáo thu nhập quý II vào thứ Sáu. Các nhà phân tích dự báo kết quả của các ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng bởi doanh thu tăng chậm, trong khi hoạt động đầu tư giảm sút đã khiến các ngân hàng phải sa thải hàng ngàn nhân viên.

Sau cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực ngân hàng vào đầu năm nay, các nhà phân tích cũng sẽ tập trung vào những gì các ngân hàng nói về triển vọng cho vay và số tiền họ dành ra trong các quỹ phòng ngừa rủi ro để bù đắp tổn thất do các khoản cho vay quá hạn.


  • Các dữ liệu kinh tế Trung Quốc
Trung Quốc sẽ công bố dữ liệu lạm phát và thương mại trong tuần tới. Các dữ liệu này nhiều khả năng sẽ tiếp tục cho thấy đà phục hồi sau dịch COVID-19 của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang chững lại, trong bối cảnh áp lực giảm phát gia tăng, tỷ lệ thất nghiệp cao ở giới trẻ và nhu cầu của thị trường nước ngoài suy yếu.

Các dữ liệu lạm phát tháng 6 công bố vào thứ Hai dự kiến sẽ cho thấy, tỷ lệ lạm phát hàng năm giữ ổn định ở mức 0,2%, trong khi số liệu thương mại tháng 6 công bố vào thứ Năm dự kiến cho thấy hoạt động xuất khẩu tiếp tục suy giảm.


  • Quyết định của các ngân hàng trung ương
Ngân hàng Trung ương Canada (BOC) sẽ tổ chức cuộc họp chính sách vào thứ Tư. Giới phân tích kỳ vọng, BOC sẽ tiến hành thêm một đợt tăng lãi suất 0,25 điểm % sau khi báo cáo việc làm tốt hơn nhiều so với dự kiến, được công bố hôm thứ Sáu tuần trước, cho thấy nền kinh tế vẫn có khả năng phục hồi.

BOC đã tăng lãi suất lên mức cao nhất trong 22 năm là 4,75% vào tháng trước, do những lo ngại về lạm phát cao dai dẳng. Trước đó, ngân hàng trung ương này đã giữ nguyên lãi suất kể từ lần tăng gần nhất hồi tháng Giêng.

Các dự báo kinh tế mới cũng sẽ được BOC công bố vào thứ Tư. Nền kinh tế Canada vẫn cho thấy sự mạnh mẽ, dù đã tiến hành tăng lãi suất 9 lần với tổng mức tăng 4,5 điểm % kể từ tháng 3 năm ngoái.

Ngoài ra, Ngân hàng Dự trữ New Zealand (RBNZ) được dự báo sẽ giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp chính sách ngày thứ Tư. Trước đó RBNZ đã phát đi tín hiệu chấm dứt chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ.


  • Diễn biến giá dầu
Giá dầu Brent và WTI đều ghi nhận mức giá đóng cửa ở mức cao nhất trong 9 tuần vào thứ Sáu tuần trước. Giá dầu WTI ghi nhận mức tăng khoảng 5% trong tuần.

Giá dầu tăng do lo ngại về nguồn cung và lực mua kỹ thuật bù đắp cho lo ngại rằng việc tăng lãi suất hơn nữa có thể làm chậm tăng trưởng kinh tế và ảnh hưởng đến triển vọng nhu cầu đối với dầu.

Phil Flynn, nhà phân tích tại Price Futures Group chia sẻ với Reuters rằng, “Chúng ta đang chuẩn bị cho một sự đột phá lớn của giá dầu. Tôi nghĩ rằng chúng ta đã chứng kiến rất nhiều người đang đặt cược vào việc bán khống.”

Các nhà xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu là Arập Xêút và Nga đã công bố các biện pháp cắt giảm sản lượng mới vào tuần trước, nâng tổng mức cắt giảm của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+) lên khoảng 5 triệu thùng mỗi ngày, tương đương khoảng 5% sản lượng toàn cầu.

Giá dầu cũng được hỗ trợ bởi đồng dollar Mỹ yếu hơn, chạm mức thấp nhất trong hai tuần, sau khi các báo cáo việc làm suy giảm kỳ vọng FED sẽ tăng lãi suất hơn nữa. Đồng dollar yếu hơn khiến dầu thô trở nên rẻ hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác, qua đó thúc đẩy nhu cầu dầu mỏ.


  • Chứng khoán
Các chỉ số sau phiên 07/07

ABC.png

5 cổ phiếu thay đổi nhiều sau phiên 07/07

2 .png

  • Nhận định về giá kim loại – tiền tệ cho ngày 10/07
Vàng: Giá vàng đang giảm nhẹ nhưng được dự báo có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nếu vàng duy trì được ở trên mức 1.923,19 nhà đầu tư có thể “long” với kỳ vọng chốt lời ở 1.936,70 và 1.948,39. Ngược lại, nếu vàng giảm xuống ở dưới mức 1.923,19 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời ở 1.911,50 và 1.897,99.

Vùng hỗ trợ S1: 1.911,50

Vùng kháng cự R1: 1.936,70

pic1.png

Cặp GBP/USD: Cặp GBP/USD đang giảm nhẹ nhưng được dự báo có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,2805 nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời ở quanh mức 1,2884 và 1,2928. Ngược lại, nếu tỷ giá giảm xuống ở dưới mức 1,2805 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời ở 1,2760 và 1,2681.

Vùng hỗ trợ S1: 1,2760

Vùng cản R1: 1,2884

pic2.png

Cặp EUR/USD: Cặp EUR/USD đang giảm nhẹ nhưng được dự báo có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,0936, nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời ở quanh mức 1,1004 và 1,1042. Nếu tỷ giá giảm xuống ở dưới mức 1,0936 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời ở 1,0898 và 1,0829.

Vùng hỗ trợ S1: 1,0898

Vùng cản R1: 1,1004

pic3.png

Cặp USD/JPY: Cặp USD/JPY đang tăng nhưng được dự báo có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì ở trên mức 142,81, nhà đầu tư nên “long” với kỳ vọng chốt lời ở 143,54 và 144,93. Ngược lại nếu tỷ giá ở dưới mức 142,81, nhà đầu tư có thể “short” và chốt lời ở quanh mức 141,41 và 140,68.

Vùng hỗ trợ S1: 141,41

Vùng cản R1: 143,54

pic4.png
Cặp USD/CAD: Cặp USD/CAD đang tăng nhẹ nhưng được dự báo có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,3309 nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời ở quanh mức 1,3351 và 1,3430. Nếu tỷ giá giảm xuống ở dưới mức 1,3309, nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời ở 1,3230 và 1,3188.

Vùng hỗ trợ S1: 1,3230

Vùng cản R1: 1,3351

pic5.png

Nguồn: tổng hợp
 

Đính kèm

Top