Bầu cử Mỹ: “Thỏa thuận kinh tế ngầm” giữa Biden và Trump - Cộng đồng Trader Đà Nẵng

Khẩn cấp Bầu cử Mỹ: “Thỏa thuận kinh tế ngầm” giữa Biden và Trump

HanhPhanPhan

Quản Trị Viên
Thành viên BQT
Bất chấp sự khác biệt rõ ràng về chính sách giữa hai ứng cử viên tổng thống, cả hai đều có thiên hướng bảo hộ kinh tế gần như giống hệt nhau.

20240402-traderdanang-news-image-1.jpg

Cuộc đua tranh cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2024 đang chứng kiến cuộc tái đấu giữa Tổng thống đương nhiệm Joe Biden và cựu Tổng thống Donald Trump. Các cử tri đang đánh giá lại các lựa chọn của họ liên quan đến những gì mỗi ứng cử viên phải đưa ra xung quanh các vấn đề chính như nhập cư, y tế và chính sách đối ngoại. Tuy nhiên, có một lĩnh vực lớn chứng kiến sự tương đồng trong các chiến dịch tranh cử của cả 2 ứng viên, đó là kinh tế.

Cụ thể, cả hai ứng cử viên đều thể hiện thái độ thù địch rõ ràng đối với chính sách thương mại quốc tế lâu đời của Mỹ. Ưu tiên thương mại tự do giữa các quốc gia cho phép Mỹ bán những gì nước này sản xuất với lợi thế cạnh tranh, đồng thời mua hàng hóa mà các nước khác có thể sản xuất cho nước Mỹ để có được lợi thế kinh tế. Một nhà kinh tế học đã mô tả thương mại tự do là liều thuốc giải độc tốt nhất cho nạn cướp bóc và bạo lực quốc tế, hiện trạng tồn tại trong hầu hết lịch sử loài người. Đáng buồn thay, cả ông Biden và ông Trump đều không nhìn nhận như vậy.

Trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, cựu tổng thống Trump đã áp đặt mức thuế trị giá 300 tỷ USD đối với hàng hóa Trung Quốc, và nó vẫn được giữ nguyên dưới thời chính quyền Biden. Tổ chức nghiên cứu quốc tế Tax Foundation tiết lộ rằng điều này dẫn tới khoản tăng thuế 80 tỷ USD đối với các sản phẩm của Trung Quốc. Ông Trump hiện đang đề xuất mức thuế đồng đều 100% mới đối với tất cả xe nhập khẩu của Trung Quốc và xe được sản xuất ở phía Nam biên giới. Đầu năm nay, ông Trump còn đề xuất xem xét việc áp thuế thương mại 10% đối với tất cả các quốc gia khác, bao gồm cả các đồng minh thân cận.

Vấn đề của những hạn chế thương mại này là chúng đã và sẽ làm tăng giá sản phẩm tại thị trường Mỹ trong bối cảnh sản xuất trong nước đang bị hạn chế. Người tiêu dùng Mỹ sẽ luôn là nạn nhân của tình trạng tăng giá này, trong khi những hạn chế vẫn tiếp tục được đưa vào các chính sách thương mại của chính quyền Biden.

Hai trong số những thành tựu nổi bật của tổng thống Biden là đòn giáng mạnh vào thương mại tự do và người lao động Mỹ trong Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) và Đạo luật CHIPS. Cả hai đều đã được Quốc hội thông qua để giảm thâm hụt và tăng sản lượng bán dẫn trong nước. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới cho thấy IRA có thể làm tăng mức thâm hụt. Tương tự, Đạo luật CHIPS bị sa lầy bởi các dự án tư tưởng tiến bộ trong khi lại gửi hàng tỷ USD trợ cấp cho các công ty vốn đã làm ăn khấm khá.

Sai lầm kinh tế mới nhất của ông Biden liên quan đến việc cân nhắc bán hãng thép U.S. Steel cho Nippon Steel có trụ sở tại Nhật Bản. Việc sáp nhập mang lại lợi ích chung cho cả công nhân thép của Nhật Bản và Mỹ. Nippon có kế hoạch đầu tư 1,4 tỷ USD và nâng cấp công nghệ, điều này sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn và cho phép tăng lương.

Việc ông Biden phản đối thỏa thuận này hoàn toàn mang tính chính trị. Tháng 11 này, ông Biden sẽ đứng về phía liên minh thép. Không nên bận tâm đến những lợi ích mà thỏa thuận Nippon sẽ mang lại cho nền kinh tế Mỹ đồng thời tăng cường quan hệ đối tác Thái Bình Dương của Mỹ với Nhật Bản.

Mối đe dọa đối với quyền tự do kinh tế do một tổng thống sử dụng quyền lực để hủy bỏ một thỏa thuận thương mại giữa hai công ty tư nhân thậm chí còn nguy hiểm hơn. Biden tuyên bố đối thủ của ông đe dọa nền pháp trị, nhưng việc một tổng thống ngăn chặn thỏa thuận thương mại này dù sao cũng làm xói mòn các chuẩn mực. Tất nhiên, ông Trump cam kết sẽ chặn thỏa thuận “ngay lập tức” nếu ông thắng cử. Đó chỉ là bằng chứng nữa cho thấy chủ nghĩa bảo hộ đang trở thành phong cách chủ đạo của cả hai ứng cử viên.

Trong quá trình vận động tranh cử, tổng thống Biden đã nhiều lần lập luận rằng việc ông ra ứng cử là “bảo vệ nền dân chủ của chúng ta”. Trong khi việc duy trì nền hiến pháp Cộng hòa của Mỹ được xác định là điều quan trọng nhất thì điều đáng sợ thực sự là đảm bảo nền kinh tế Mỹ vẫn là một hệ thống doanh nghiệp tự do có thể tạo ra sự thịnh vượng mà không bị ràng buộc bởi các quy định của chính phủ.

Thật không may cho cử tri, các điều kiện kinh tế không được lý tưởng cho lắm. Mặc dù nền kinh tế Mỹ đang ghi nhận mức tăng trưởng 3,2%, nhưng dữ liệu cho thấy sẽ không có “hạ cánh mềm” mà nhiều khả năng sẽ là một cuộc suy thoái kinh tế. Nhà kinh tế học Michael Strain của Viện Doanh nghiệp Mỹ (AEI) nhấn mạnh rằng sự suy thoái của hoạt động sản xuất máy móc và nguyên liệu thô đang gây ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh doanh. Niềm tin của người tiêu dùng thấp do giá cả và lãi suất cao. Việc người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu do lo sợ về tình hình tài chính hiện tại sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu kinh doanh và buộc các doanh nghiệp phải sa thải nhân viên.


Theo một cuộc khảo sát năm 2022, chỉ có 21% người Mỹ nhìn nhận tích cực về hệ thống doanh nghiệp tự do của đất nước. Tương lai kinh tế của Mỹ cần một thỏa thuận chung về tầm quan trọng của hệ thống tư bản chủ nghĩa và chính sách thương mại, những điều đã đưa Mỹ trở thành quốc gia thịnh vượng nhất thế giới. Cử tri phải gây áp lực buộc Trump và Biden phải chấm dứt các chính sách bảo hộ mang tính phá hoại và để thương mại tự do phát huy tác dụng.

Nguồn: tổng hợp
 
Top