Dữ liệu lạm phát Mỹ sẽ là tâm điểm chú ý của thị trường trong tuần này, và có thể là yếu tố quyết định hướng đi của thị trường trong tương lai gần. Trong khi đó, dữ liệu bán lẻ và báo cáo tài chính từ một số hãng bán lẻ lớn, sẽ cung cấp cho nhà đầu tư thêm thông tin về sức khỏe của người tiêu dùng – động lực quan trọng của kinh tế Mỹ.
Vương quốc Anh và Trung Quốc cũng sẽ công bố các dữ liệu kinh tế đang rất được giới đầu tư chờ đợi. Đó là những thông tin mà nhà đầu tư cần nắm rõ, trước khi bắt đầu tuần giao dịch mới.
Trước đó, hồi đầu tháng này, áp lực lên thị trường đã phần nào giảm bớt, sau khi Chủ tịch FED Jerome Powell cho biết, ngân hàng trung ương Mỹ vẫn đang hướng tới việc cắt giảm lãi suất. Khả năng này cũng được củng cố bởi các báo cáo việc làm mới nhất của Mỹ cho thấy thị trường lao động đang có dấu hiệu hạ nhiệt.
Các nhà phân tích dự báo, chỉ số giá CPI công bố vào thứ Tư sẽ cho thấy, lạm phát cơ bản tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất trong hơn ba năm qua. Tuy nhiên, một kết quả cao hơn dự kiến, có thể ảnh hưởng đến khả năng FED cắt giảm lãi suất trong năm nay, và khơi dậy sự biến động của thị trường.
Cho đến nay, các nhà đầu tư vẫn đang khá lạc quan về một mùa báo cáo tài chính tích cực của các doanh nghiệp Mỹ. Nổi bật hơn cả là những kết quả vượt dự kiến của hầu hết các công ty công nghệ lớn thuộc nhóm Magnificent Seven – động lực chính đã thúc đẩy thị trường chứng khoán Mỹ bùng nổ trong năm ngoái.
“Báo cáo tài chính khả quan của các doanh nghiệp khiến giới đầu tư cảm thấy thoải mái hơn khi tham gia thị trường,” ông Art Hogan – chiến lược gia trưởng về thị trường tại B Riley Wealth chia sẻ với Reuters. “Tuy nhiên, quỹ đạo lạm phát luôn là dữ liệu quan trọng đối với thị trường, đặc biệt là trong bối cảnh điều mà nhà đầu tư đang chờ đợi là những tín hiệu về lộ trình lãi suất của FED.”
Dữ liệu giá nhà tháng 4 sẽ cung cấp những thông tin mới về tình trạng của thị trường bất động sản, vốn đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng nợ suốt ba năm qua, đẩy nhiều công ty phát triển bất động sản tới bên bờ vực sụp đổ.
Những tuyên bố được các nhà hoạch định chính sách đưa ra tại cuộc họp hồi tháng trước của Bộ Chính trị Trung Quốc đã khiến giới đầu tư kỳ vọng vào một làn sóng các biện pháp kích thích từ Bắc Kinh, nhằm thúc đẩy đà phục hồi kinh tế. Kỳ vọng này đã giữ cho tâm lý thị trường luôn sôi động kể từ đó tới nay.
Các dữ liệu chính thức về việc làm và lạm phát của Anh sẽ được công bố trước cuộc họp tiếp theo của BOE vào ngày 20/6 tới.
Thị trường sẽ theo dõi sát báo cáo đầu tiên trong số hai báo cáo về thị trường việc làm, dự kiến công bố vào thứ Ba tới, để tìm kiếm các dấu hiệu cho thấy, tăng trưởng tiền lương đang thúc đẩy áp lực lạm phát. Tăng trưởng tiền lương hàng năm tại Anh hiện vẫn còn nóng, trong khi nguồn cung lao động đang trì trệ.
Các nhà kinh tế dự báo, trong quý I, mức thu nhập trung bình hàng tuần, không bao gồm tiền thưởng, sẽ đạt mức tăng 5,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy tăng trưởng tiền lương đang chậm lại, có thể sẽ củng cố kỳ vọng của nhà đầu tư về việc BOE cắt giảm lãi suất vào tháng 6 tới.
Việc thị trường dự báo FED sẽ duy trì lãi suất ở mức cao hơn trong thời gian dài hơn đã gây áp lực lên giá dầu, bởi lãi suất cao hơn thường làm chậm hoạt động kinh tế và khiến nhu cầu dầu suy yếu.
Điều này cũng làm đồng đô la Mỹ mạnh hơn, từ đó khiến các hàng hóa được định giá bằng đồng bạc xanh trở nên đắt đỏ hơn đối với những người mua sử dụng các loại tiền tệ khác.
Bên cạnh đó, giá dầu cũng chịu áp lực bởi sự gia tăng lượng nhiên liệu dự trữ của Mỹ, trong bối cảnh đang sắp bước vào giai đoạn cao điểm về di chuyển trong mùa Hè.
Ở chiều ngược lại, giá dầu nhận được một số sự hỗ trợ sau khi các dữ liệu công bố hôm thứ Năm tuần trước cho thấy, trong tháng 4, Trung Quốc đã nhập khẩu nhiều dầu hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc đều đã tăng trưởng trở lại trong tháng 4, sau khi giảm trong tháng 3.
Các nhà giao dịch năng lượng sẽ xem xét các dữ liệu lạm phát công bố trong tuần này để xác định lộ trình lãi suất của FED trong thời gian tới.
Chứng khoán
Các chỉ số sau phiên 10/05
5 cổ phiếu thay đổi nhiều sau phiên 10/05
Nhận định về giá kim loại – tiền tệ cho ngày 13/05
Vàng: Giá vàng đang giảm nhẹ nhưng được dự báo có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nếu vàng duy trì được ở trên mức 2.361,56 nhà đầu tư có thể “long” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 2.363,39 và 2.364,66. Ngược lại, nếu vàng giảm xuống dưới mức 2.361,56 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 2.360,29 và 2.358,46.
Long: Lệnh mua
Short: Lệnh bán
Nguồn: tổng hợp
Vương quốc Anh và Trung Quốc cũng sẽ công bố các dữ liệu kinh tế đang rất được giới đầu tư chờ đợi. Đó là những thông tin mà nhà đầu tư cần nắm rõ, trước khi bắt đầu tuần giao dịch mới.
- Dữ liệu lạm phát Mỹ
Trước đó, hồi đầu tháng này, áp lực lên thị trường đã phần nào giảm bớt, sau khi Chủ tịch FED Jerome Powell cho biết, ngân hàng trung ương Mỹ vẫn đang hướng tới việc cắt giảm lãi suất. Khả năng này cũng được củng cố bởi các báo cáo việc làm mới nhất của Mỹ cho thấy thị trường lao động đang có dấu hiệu hạ nhiệt.
Các nhà phân tích dự báo, chỉ số giá CPI công bố vào thứ Tư sẽ cho thấy, lạm phát cơ bản tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất trong hơn ba năm qua. Tuy nhiên, một kết quả cao hơn dự kiến, có thể ảnh hưởng đến khả năng FED cắt giảm lãi suất trong năm nay, và khơi dậy sự biến động của thị trường.
- Báo cáo tài chính ngành bán lẻ
Cho đến nay, các nhà đầu tư vẫn đang khá lạc quan về một mùa báo cáo tài chính tích cực của các doanh nghiệp Mỹ. Nổi bật hơn cả là những kết quả vượt dự kiến của hầu hết các công ty công nghệ lớn thuộc nhóm Magnificent Seven – động lực chính đã thúc đẩy thị trường chứng khoán Mỹ bùng nổ trong năm ngoái.
“Báo cáo tài chính khả quan của các doanh nghiệp khiến giới đầu tư cảm thấy thoải mái hơn khi tham gia thị trường,” ông Art Hogan – chiến lược gia trưởng về thị trường tại B Riley Wealth chia sẻ với Reuters. “Tuy nhiên, quỹ đạo lạm phát luôn là dữ liệu quan trọng đối với thị trường, đặc biệt là trong bối cảnh điều mà nhà đầu tư đang chờ đợi là những tín hiệu về lộ trình lãi suất của FED.”
- Dữ liệu kinh tế Trung Quốc
Dữ liệu giá nhà tháng 4 sẽ cung cấp những thông tin mới về tình trạng của thị trường bất động sản, vốn đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng nợ suốt ba năm qua, đẩy nhiều công ty phát triển bất động sản tới bên bờ vực sụp đổ.
Những tuyên bố được các nhà hoạch định chính sách đưa ra tại cuộc họp hồi tháng trước của Bộ Chính trị Trung Quốc đã khiến giới đầu tư kỳ vọng vào một làn sóng các biện pháp kích thích từ Bắc Kinh, nhằm thúc đẩy đà phục hồi kinh tế. Kỳ vọng này đã giữ cho tâm lý thị trường luôn sôi động kể từ đó tới nay.
- Dữ liệu kinh tế Anh
Các dữ liệu chính thức về việc làm và lạm phát của Anh sẽ được công bố trước cuộc họp tiếp theo của BOE vào ngày 20/6 tới.
Thị trường sẽ theo dõi sát báo cáo đầu tiên trong số hai báo cáo về thị trường việc làm, dự kiến công bố vào thứ Ba tới, để tìm kiếm các dấu hiệu cho thấy, tăng trưởng tiền lương đang thúc đẩy áp lực lạm phát. Tăng trưởng tiền lương hàng năm tại Anh hiện vẫn còn nóng, trong khi nguồn cung lao động đang trì trệ.
Các nhà kinh tế dự báo, trong quý I, mức thu nhập trung bình hàng tuần, không bao gồm tiền thưởng, sẽ đạt mức tăng 5,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy tăng trưởng tiền lương đang chậm lại, có thể sẽ củng cố kỳ vọng của nhà đầu tư về việc BOE cắt giảm lãi suất vào tháng 6 tới.
- Biến động giá dầu
Việc thị trường dự báo FED sẽ duy trì lãi suất ở mức cao hơn trong thời gian dài hơn đã gây áp lực lên giá dầu, bởi lãi suất cao hơn thường làm chậm hoạt động kinh tế và khiến nhu cầu dầu suy yếu.
Điều này cũng làm đồng đô la Mỹ mạnh hơn, từ đó khiến các hàng hóa được định giá bằng đồng bạc xanh trở nên đắt đỏ hơn đối với những người mua sử dụng các loại tiền tệ khác.
Bên cạnh đó, giá dầu cũng chịu áp lực bởi sự gia tăng lượng nhiên liệu dự trữ của Mỹ, trong bối cảnh đang sắp bước vào giai đoạn cao điểm về di chuyển trong mùa Hè.
Ở chiều ngược lại, giá dầu nhận được một số sự hỗ trợ sau khi các dữ liệu công bố hôm thứ Năm tuần trước cho thấy, trong tháng 4, Trung Quốc đã nhập khẩu nhiều dầu hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc đều đã tăng trưởng trở lại trong tháng 4, sau khi giảm trong tháng 3.
Các nhà giao dịch năng lượng sẽ xem xét các dữ liệu lạm phát công bố trong tuần này để xác định lộ trình lãi suất của FED trong thời gian tới.
Chứng khoán
Các chỉ số sau phiên 10/05
5 cổ phiếu thay đổi nhiều sau phiên 10/05
Nhận định về giá kim loại – tiền tệ cho ngày 13/05
Vàng: Giá vàng đang giảm nhẹ nhưng được dự báo có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nếu vàng duy trì được ở trên mức 2.361,56 nhà đầu tư có thể “long” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 2.363,39 và 2.364,66. Ngược lại, nếu vàng giảm xuống dưới mức 2.361,56 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 2.360,29 và 2.358,46.
- Vùng hỗ trợ S1: 2.360,29
- Vùng kháng cự R1: 2.363,39
- Vùng hỗ trợ S1: 1,25173
- Vùng cản R1: 1,25227
- Vùng hỗ trợ S1: 1,07669
- Vùng cản R1: 1,07710
- Vùng hỗ trợ S1: 155,840
- Vùng cản R1: 155,961
- Vùng hỗ trợ S1: 1,36777
- Vùng cản R1: 1,36828
Long: Lệnh mua
Short: Lệnh bán
Nguồn: tổng hợp