Tin tài chính Tuần 17: Thị trường chờ đợi báo cáo tài chính của Big Tech - Cộng đồng Trader Đà Nẵng

Tin tài chính Tuần 17: Thị trường chờ đợi báo cáo tài chính của Big Tech

HanhPhanPhan

Quản Trị Viên
Thành viên BQT
Báo cáo tài chính từ các công ty công nghệ lớn và những dữ liệu cập nhật về lạm phát sẽ là tâm điểm chú ý, trong bối cảnh chứng khoán Mỹ đang đánh mất đà tăng do những lo ngại về việc lãi suất sẽ được duy trì ở mức cao trong thời gian dài hơn. Đó là những điều bạn cần biết để bắt đầu tuần giao dịch mới.

1. Số liệu lạm phát của Mỹ

Các nhà đầu tư sẽ có thêm thông tin về tình hình lạm phát của Mỹ vào thứ Sáu với Chỉ số Giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE), thước đo lạm phát ưa thích của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Các nhà kinh tế kỳ vọng, chỉ số vẫn sẽ duy trì ở mức cao trong tháng Ba.

Dữ liệu gần đây cho thấy tiến trình kiềm chế lạm phát đã bị đình trệ. Kết quả này cùng với dữ liệu thị trường lao động mạnh mẽ, giá dầu tăng cao do căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông, và nhận xét từ các quan chức FED bao gồm Chủ tịch Jerome Powell đã khiến các nhà đầu tư giảm bớt kỳ vọng về khả năng FED sớm cắt giảm lãi suất.

Các dữ liệu kinh tế quan trọng khác trong tuần bao gồm ước tính ban đầu về GDP quý I, dự kiến sẽ giảm nhẹ so với quý trước. Dữ liệu về doanh số bán nhà mới và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu cũng sẽ được công bố cùng với số liệu sửa đổi về tâm lý người tiêu dùng và kỳ vọng lạm phát.

2. Báo cáo tài chính của các hãng công nghệ lớn

Báo cáo tài chính từ các hãng công nghệ lớn sẽ dần được công bố trong những ngày tới sau khi S&P 500 và Dow Jones ghi nhận tuần giảm điểm mạnh nhất tính theo tỷ lệ phần trăm kể từ tháng 3/2023, còn Nasdaq cũng ghi nhận mức giảm hàng tuần lớn nhất kể từ tháng 11/2022.

Mặc dù mùa báo cáo tài chính quý I vẫn đang ở giai đoạn đầu nhưng kỳ vọng đã giảm bớt. Theo dữ liệu LSEG được Reuters trích dẫn, các nhà phân tích hiện dự đoán mức tăng trưởng thu nhập tổng hợp của S&P 500 là 2,9% so với cùng kỳ năm trước, giảm so với ước tính 5,1% được đưa ra vào ngày 1/4.

Trong nhóm các công ty công nghệ khổng lồ Magnificent Seven, bốn doanh nghiệp sẽ công bố báo cáo tài chính trong tuần này, bao gồm nhà sản xuất xe điện Tesla (NASDAQ:TSLA) sau phiên giao dịch ngày thứ Ba, Meta, công ty mẹ của Facebook (NASDAQ:META) vào thứ Tư, tiếp theo là Microsoft (NASDAQ:MSFT) và Alphabet - công ty mẹ của Google (NASDAQ:GOOGL) vào thứ Năm.

Các công ty công nghệ lớn đóng vai trò quan trọng đối với S&P 500 vì những công ty này nắm giữ tỷ trọng lớn nhất trong chỉ số.

3. Giá dầu

Giá dầu tăng nhẹ vào thứ Sáu tuần trước, nhưng vẫn ghi nhận xu hướng giảm trong cả tuần, sau khi Iran đánh giá thấp mức độ nghiêm trọng của cuộc tấn công trả đũa bằng máy bay không người lái của Israel vào nước này. Điều này cho thấy, các bên có thể tránh được sự leo thang căng thẳng ở Trung Đông.

Khi phí bảo hiểm rủi ro của dầu dần dần được gỡ bỏ, giá đã giảm khoảng 3% trong tuần trước. Cả hai loại dầu Brent và WTI đều có mức giảm hàng tuần lớn nhất kể từ tháng Hai. Tuy nhiên, các nhà đầu tư không loại trừ khả năng căng thẳng ở Trung Đông sẽ làm gián đoạn nguồn cung.

Trong khi đó, các báo cáo hôm thứ Sáu cho biết Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự kiến Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và đối tác (OPEC+) sẽ bắt đầu tăng sản lượng dầu từ tháng Bảy.

Các thành viên OPEC+, dẫn đầu là Arập Xêút và Nga, vào tháng trước đã đồng ý gia hạn biện pháp cắt giảm sản lượng tự nguyện 2,2 triệu thùng mỗi ngày cho đến cuối tháng 6. Điều này đã giúp giữ giá dầu tăng cao trong thời gian qua.

4. Dữ liệu PMI

Các nhà đầu tư sẽ theo dõi chặt chẽ dữ liệu Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) của Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), Mỹ và Anh công bố vào thứ Ba để tìm kiếm bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy lạm phát, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ, đang nóng trở lại.

Chỉ số PMI tháng 3 của Mỹ cho thấy tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ Mỹ đã chậm lại trong tháng trước, cùng với lạm phát dịch vụ.

Số liệu PMI cũng có thể chỉ ra rằng nền kinh tế Eurozone đang phục hồi sau khi dữ liệu PMI tháng 3 cho thấy hoạt động kinh tế ổn định và lạm phát dịch vụ giảm bớt, giúp Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) tiếp tục hướng tới việc cắt giảm lãi suất vào tháng 6 như mong đợi của nhiều người.

5. Cuộc họp BOJ

Các nhà đầu tư sẽ chú ý tìm kiếm manh mối về thời điểm tăng lãi suất tiếp theo khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) công bố dự báo mới về lạm phát và tăng trưởng hàng quý tại cuộc họp chính sách vào thứ Sáu.

Thống đốc BOJ Kazuo Ueda hôm thứ Sáu tuần trước cho biết rằng ngân hàng trung ương này "rất có thể" sẽ tăng lãi suất nếu lạm phát cơ bản tiếp tục tăng và bắt đầu giảm hoạt động mua trái phiếu khổng lồ trong thời gian tới.

Nhận xét này củng cố kỳ vọng BOJ sẽ nâng mục tiêu lãi suất ngắn hạn từ mức 0 - 0,1% hiện tại trong năm nay.

Đồng yên đã giảm giá kể từ sau quyết định của BOJ hồi tháng trước về việc chấm dứt chính sách lãi suất âm kéo dài suốt 8 năm, khi thị trường tập trung sự chú ý vào những tuyên bố ôn hòa của các quan chức, cho thấy chi phí đi vay vẫn sẽ bị kẹt ở mức 0 trong một thời gian nhất định.

Chứng khoán

Các chỉ số sau phiên 19/04
20240422_traderdanang_news_Hinh-6.png
5 cổ phiếu thay đổi nhiều sau phiên 19/04
20240422_traderdanang_news_Hinh-7.png
Nhận định về giá kim loại – tiền tệ cho ngày 22/04

Vàng:
Giá vàng đang giảm nhưng được dự báo có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nếu vàng duy trì được ở trên mức 2.394,37 nhà đầu tư có thể “long” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 2.415,88 và 2.439,29. Ngược lại, nếu vàng giảm xuống dưới mức 2.394,37 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 2.370,96 và 2.349,45.
  • Vùng hỗ trợ S1: 2.370,96
  • Vùng kháng cự R1: 2.415,88
20240422_traderdanang_news_Hinh-1.png
Cặp GBP/USD: Cặp GBP/USD đang tăng nhẹ nhưng được dự báo có xu hướng giảm mạnh trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,2403 nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời quanh các mức 1,2438 và 1,2504. Ngược lại, nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức 1,2403 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 1,2337 và 1,2302.
  • Vùng hỗ trợ S1: 1,2337
  • Vùng cản R1: 1,2438
20240422_traderdanang_news_Hinh-2.png
Cặp EUR/USD: Cặp EUR/USD đang có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,0648, nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời quanh các mức 1,0686 và 1,0715. Nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức 1,0648 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 1,0618 và 1,0581.
  • Vùng hỗ trợ S1: 1,0618
  • Vùng cản R1: 1,0686
20240422_traderdanang_news_Hinh-3.png
Cặp USD/JPY: Cặp USD/JPY đang có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì ở trên mức 154,30, nhà đầu tư nên “long” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 155,01 và 155,38. Ngược lại nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức 154,30, nhà đầu tư có thể “short” và chốt lời ở quanh các mức 153,93 và 153,22.
  • Vùng hỗ trợ S1: 153,93
  • Vùng cản R1: 155,01
20240422_traderdanang_news_Hinh-4.png
Cặp USD/CAD: Cặp USD/CAD đang giảm nhưng được dự báo có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,3760 nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời quanh các mức 1,3797 và 1,3841. Nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức 1,3760, nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 1,3716 và 1,3679.
  • Vùng hỗ trợ S1: 1,3716
  • Vùng cản R1: 1,3797
20240422_traderdanang_news_Hinh-5.png
Thuật ngữ
Long: Lệnh mua
Short: Lệnh bán


Nguồn: investo
 
Top