Tin tài chính Tuần 15: Dữ liệu lạm phát Mỹ là tâm điểm của thị trường - Cộng đồng Trader Đà Nẵng

Khẩn cấp Tin tài chính Tuần 15: Dữ liệu lạm phát Mỹ là tâm điểm của thị trường

HanhPhanPhan

Quản Trị Viên
Thành viên BQT
Hãy cùng Traderdanang cập nhật nhanh bản tin thị trường chứng khoán quốc tế Tuần 15 (08/04 – 12/04). Đâu là những sự kiện đáng chú ý?

Dữ liệu lạm phát của Mỹ sẽ là tâm điểm chú ý trong tuần giao dịch mới sau khi báo cáo việc làm bùng nổ hôm thứ Sáu làm tăng khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể trì hoãn việc cắt giảm lãi suất lâu hơn nữa.

Bên cạnh đó, việc các ngân hàng lớn khởi động mùa báo cáo tài chính tại Phố Wall, cuộc họp chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và những yếu tố rủi ro địa chính trị góp phần hỗ trợ giá dầu, cũng sẽ là những điểm nhấn mà nhà đầu tư cần chú ý để bắt đầu tuần giao dịch mới.

Dữ liệu lạm phát của Mỹ

Mỹ sẽ công bố số liệu lạm phát giá tiêu dùng tháng 3 vào thứ Tư. Các nhà kinh tế kỳ vọng lạm phát cốt lõi, đã loại bỏ chi phí thực phẩm và nhiên liệu, sẽ chỉ tăng 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức 3,8% của tháng 2.

Dữ liệu về lạm phát giá sản xuất công bố vào thứ Năm dự kiến sẽ ghi nhận mức tăng vừa phải.

Các số liệu lạm phát được công bố sau khi báo cáo về thị trường lao động được đưa ra hôm thứ Sáu cho thấy nền kinh tế Mỹ đã tạo thêm nhiều việc làm hơn dự kiến trong tháng 3, trong khi tiền lương tăng ở mức ổn định. Điều này cho thấy tốc độ hạ nhiệt lạm phát sẽ chỉ ở mức vừa phải.

Sự kết hợp giữa dữ liệu việc làm tốt hơn dự kiến và tiến độ lạm phát hạ nhiệt chậm trong vài tháng qua đã làm khiến các quan chức hàng đầu của FED - bao gồm cả Chủ tịch Jerome Powell kêu gọi nhà đầu tư cần kiên nhẫn, khi trước khi FED đưa ra quyết định về thời điểm cắt giảm lãi suất.

Biên bản họp và phát biểu của giới chức FED

FED sẽ công bố biên bản cuộc họp tháng 3 vào thứ Tư, trong đó các quan chức tiếp tục dự báo về ba đợt cắt giảm lãi suất trong năm nay mặc dù mức độ tin cậy của dự báo này ít hơn nhiều so với dự báo được họ đưa ra từ cuối năm ngoái.

Sau các dữ liệu việc làm hôm thứ Sáu, thị trường tiền tệ hiện đang nghiêng về khả năng FED sẽ thực hiện hai lần cắt giảm lãi suất trong năm nay, giảm so với ba lần trong dự báo đưa ra trước đó.

Những người theo dõi thị trường cũng sẽ lắng nghe ý kiến từ Chủ tịch FED New York John Williams vào thứ Năm.

Hôm thứ Sáu tuần trước, Thống đốc FED Michelle Bowman đã hạ thấp mức độ cần thiết của việc cắt giảm lãi suất và cảnh báo rằng tiến trình kiềm chế lạm phát sẽ bị đình trệ. Bà thậm chí có thể thúc đẩy ngân hàng trung ương tăng lãi suất thêm một lần nữa.

Khởi đầu mùa báo cáo tài chính

Mùa báo cáo tài chính sẽ khởi đầu với kết quả kinh doanh hàng quý được các ngân hàng lớn của Phố Wall công bố vào thứ Sáu.

Các nhà đầu tư đang trông cậy vào lợi nhuận doanh nghiệp mạnh mẽ trong năm nay để hỗ trợ mức định giá ngày càng cao, trong bối cảnh thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm lên mức kỷ lục.

Chỉ số S&P 500 đã tăng hơn 9% từ đầu năm đến nay, và vừa có quý I tốt nhất kể từ năm 2019. Tuy nhiên, đà tăng của thị trường có thể phải đối mặt với những rào cản ngày càng lớn, buộc các công ty phải đạt được kết quả kinh doanh khả quan. Các nhà đầu tư cũng sẽ chờ đợi những dự báo của các công ty về nền kinh tế và lạm phát.

JPMorgan Chase (NYSE:JPM), Citigroup Inc (NYSE:C) và Wells Fargo (NYSE:WFC) đều sẽ công bố báo cáo tài chính vào thứ Sáu. Delta Air Lines (NYSE:DAL) và BlackRock (NYSE:BLK) nằm trong số những tên tuổi lớn khác sẽ công bố kết quả kinh doanh hàng quý trong tuần này.

Biến động giá dầu

Giá dầu vừa ghi nhận tuần tăng thứ hai liên tiếp trong tuần trước, nhờ sự hỗ trợ từ căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông, lo ngại về nguồn cung thắt chặt và kỳ vọng về tăng trưởng nhu cầu.

Dầu thô ổn định ở mức cao nhất kể từ tháng 10 vào thứ Sáu. Dầu thô kỳ hạn của Mỹ tăng 0,32 USD lên 86,91 USD/thùng, trong khi dầu Brent tăng 0,52 USD lên mức 91,17 USD/thùng.

Căng thẳng địa chính trị có vẻ sẽ tiếp tục củng cố giá dầu khi thị trường theo dõi bất kỳ dấu hiệu nào của nguy cơ xung đột trực tiếp giữa Iran, nhà sản xuất lớn thứ ba của Tổ chức Các nước Xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và Israel. Một cuộc xung đột có thể thắt chặt nguồn cung hơn nữa.

Phil Flynn, nhà phân tích tại Price Futures Group, nói với Reuters: “Nếu Iran tấn công trực tiếp Israel, đó sẽ là điều chưa từng xảy ra trước đây. Và đây chỉ là một quân cờ domino rủi ro địa chính trị khác sắp đổ”.

Cuộc họp của ECB

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ họp vào thứ Năm và nhiều khả năng sẽ giữ lãi suất ổn định trước khi bắt đầu chu kỳ cắt giảm lãi suất vào tháng 6.

Các thị trường đánh giá có gần 100% khả năng ECB sẽ cắt giảm lãi suất 0,25 điểm % vào tháng 6. Vì vậy những bình luận của Chủ tịch ECB Christine Lagarde sẽ được theo dõi chặt chẽ để tìm kiếm những tín hiệu về sự bật đèn xanh của giới lãnh đạo ECB.

Một loạt các nhà hoạch định chính sách đã chỉ rõ ràng rằng tháng 6 sẽ là thời điểm ECB thực hiện động thái cắt giảm lãi suất đầu tiên. Các dữ liệu mới nhất cho thấy lạm phát tại Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) bất ngờ giảm xuống 2,4% trong tháng 3, càng củng cố kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất.

Ngoài ECB, các ngân hàng trung ương ở Canada và New Zealand sẽ họp vào thứ Tư, trong khi các ngân hàng trung ương tại Singapore và Hàn Quốc họp vào thứ Sáu. Dự kiến các ngân hàng trung ương này đều sẽ không có sự thay đổi lãi suất nào.

Chứng khoán

Các chỉ số sau phiên 05/04

Screenshot 2024-04-08 161837.png
5 cổ phiếu thay đổi nhiều sau phiên 05/04
Screenshot 2024-04-08 161845.png
Nhận định về giá kim loại – tiền tệ cho ngày 08/04

Vàng:
Giá vàng đang có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu vàng duy trì được ở trên mức 2.309,37 nhà đầu tư có thể “long” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 2.350,88 và 2.372,06. Ngược lại, nếu vàng giảm xuống dưới mức 2.309,37 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 2.288,19 và 2.246,68.
  • Vùng hỗ trợ S1: 2.288,19
  • Vùng kháng cự R1: 2.350,88
20240408_traderdanang_news_Hinh-1.png

Cặp GBP/USD: Cặp GBP/USD đang có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,2621 nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời quanh các mức 1,2666 và 1,2695. Ngược lại, nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức 1,2621 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 1,2592 và 1,2547.
  • Vùng hỗ trợ S1: 1,2592
  • Vùng cản R1: 1,2666
20240408_traderdanang_news_Hinh-2.png

Cặp EUR/USD: Cặp EUR/USD đang có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,0826, nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời quanh các mức 1,0860 và 1,0882. Nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức 1,0826 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 1,0803 và 1,0769.
  • Vùng hỗ trợ S1: 1,0803
  • Vùng cản R1: 1,0860
20240408_traderdanang_news_Hinh-3.png

Cặp USD/JPY: Cặp USD/JPY đang có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì ở trên mức 151,40, nhà đầu tư nên “long” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 151,98 và 152,33. Ngược lại nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức 151,40, nhà đầu tư có thể “short” và chốt lời ở quanh các mức 151,04 và 150,46.
  • Vùng hỗ trợ S1: 151,04
  • Vùng cản R1: 151,98
20240408_traderdanang_news_Hinh-4.png

Cặp USD/CAD: Cặp USD/CAD đang tăng nhưng được dự báo có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,3593 nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời quanh các mức 1,3645 và 1,3700. Nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức 1,3593, nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 1,3537 và 1,3485.
  • Vùng hỗ trợ S1: 1,3537
  • Vùng cản R1: 1,3645
20240408_traderdanang_news_Hinh-5.png
Thuật ngữ
Long: Lệnh mua
Short: Lệnh bán
 
Top