Tin tài chính Tuần 14: Dữ liệu việc làm Mỹ là tâm điểm của thị trường - Cộng đồng Trader Đà Nẵng

Tin tài chính Tuần 14: Dữ liệu việc làm Mỹ là tâm điểm của thị trường

HanhPhanPhan

Quản Trị Viên
Thành viên BQT
Dữ liệu việc làm của Mỹ công bố vào thứ Sáu sẽ là điểm nổi bật nhất của lịch trình kinh tế tuần này trong bối cảnh nhà đầu tư kỳ vọng nền kinh tế Mỹ đang trên đà hạ cánh mềm. Thị trường chứng khoán sẽ bước vào quý II, sau một quý I thành công rực rỡ.

Giới đầu tư sẽ chờ đợi những động thái can thiệp nhằm hỗ trợ đồng yên Nhật và Nhân dân tệ, đồng thời theo dõi sát sao những dữ liệu mới nhất từ Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và Trung Quốc. Đây là những điều nhà đầu tư cần biết để bắt đầu tuần giao dịch mới của mình.

1. Bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ

Báo cáo việc làm công bố vào hôm thứ Sáu sẽ nhận được nhiều sự chú ý trong bối cảnh các nhà đầu tư tin tưởng rằng nền kinh tế Mỹ sẽ “hạ cánh mềm”, trong đó lạm phát ở mức vừa phải và nền kinh tế tránh được suy thoái nghiêm trọng.

Nền kinh tế Mỹ dự kiến sẽ có thêm 205.000 việc làm trong tháng 3, thấp hơn đáng kể so với mức 275.000 việc làm được bổ sung hồi tháng 2.

Hy vọng về một "sự hạ cánh mềm" của nền kinh tế đã được thúc đẩy sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) giữ nguyên dự báo về ba lần cắt giảm lãi suất trong năm nay đồng thời nâng triển vọng tăng trưởng kinh tế tại cuộc họp chính sách tháng 3.

Trước khi dữ liệu việc làm được công bố, các nhà đầu tư cũng sẽ lắng nghe ý kiến từ một số quan chức FED, bao gồm cả Chủ tịch FED Jerome Powell vào thứ Tư. Một số những quan chức khác sẽ phát biểu trong tuần này bao gồm Chủ tịch FED New York John Williams, Chủ tịch FED San Francisco Mary Daly và Chủ tịch FED Richmond Thomas Barkin.

2. Thị trường bước vào quý II

Thị trường chứng khoán Mỹ đã có một khởi đầu năm mới mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi sự lạc quan về các cổ phiếu liên quan đến trí tuệ nhân tạo và kỳ vọng FED sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất trong năm nay.

Cả ba chỉ số chính của Phố Wall đều ghi nhận mức tăng hàng quý mạnh mẽ, dẫn đầu là mức tăng hơn 10% của S&P 500, đánh dấu quý I tăng mạnh nhất kể từ năm 2019.

Việc đà tăng đó có tiếp tục được duy trì trong quý II hay không phần lớn phụ thuộc vào FED. Hồi đầu năm nay, thị trường đã kỳ vọng sẽ có sáu lần cắt giảm lãi suất của FED. Tuy nhiên, kỳ vọng này hiện đã giảm xuống còn ba lần, và các quan chức vẫn chưa đưa ra tín hiệu cho thấy, lạm phát đã hạ nhiệt đủ để cắt giảm lãi suất.

Động lực của thị trường cũng sẽ phụ thuộc vào mùa báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, sẽ bắt đầu vào tuần thứ hai của tháng Tư.

3. Khả năng các chính phủ can thiệp hỗ trợ đồng yên và nhân dân tệ

Các cơ quan quản lý tiền tệ ở Nhật Bản và Trung Quốc đang trong tình trạng cảnh giác cao độ khi đồng tiền của các nước này suy yếu xuống mức mà họ đã cố gắng bảo vệ trong nhiều tháng, chủ yếu là do sự mạnh mẽ của đồng đô la Mỹ.

Với việc đồng yên đang dao động ở mức 152 yên đổi một đô la và đồng nhân dân tệ đang có khả năng vượt lên trên mức 7,2 nhân dân tệ đổi một đô la, các quan chức Nhật Bản và Trung Quốc đều đã tăng cường nỗ lực hỗ trợ đồng nội tệ.

Ở Nhật Bản, các cảnh báo bằng lời nói đã được đưa ra, trong khi ở Trung Quốc, các ngân hàng nhà nước đã tiến hành mua nhân dân tệ và bán đô la.

Với mức độ giảm giá của hai đồng tiền lớn tại châu Á, ngày càng có nhiều người cho rằng Bắc Kinh có thể chấp nhận đồng nhân dân tệ yếu hơn để duy trì lợi thế cạnh tranh so với đồng yên. Tuy nhiên, hiện vẫn rất khó để dự báo điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.

4. Lạm phát tại Eurozone

Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) sẽ công bố dữ liệu lạm phát sơ bộ tháng 3 vào thứ Tư, dữ liệu này sẽ được theo dõi chặt chẽ trong bối cảnh có suy đoán rằng Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đang chuẩn bị cắt giảm lãi suất vào tháng 6.

Lạm phát ở Eurozone vẫn ở mức cao kể từ đầu năm và cần giảm hơn nữa để cho phép ECB thực hiện đợt cắt giảm lãi suất vào mùa hè. Điều này khiến ba báo cáo lạm phát tiếp theo sẽ trở thành mối quan tâm hàng đầu đối với thị trường và ECB.

Nếu lạm phát tăng bất ngờ, kỳ vọng vào việc ECB cắt giảm lãi suất sẽ bị loại bỏ.

Phát biểu hôm thứ Bảy, thành viên Hội đồng Điều hành ECB, Robert Holzmann cho biết ngân hàng trung ương này có thể hạ lãi suất chủ chốt trước FED, đồng thời lưu ý rằng nền kinh tế châu Âu đang tăng trưởng chậm hơn so với nền kinh tế Mỹ.

5. Dữ liệu kinh tế Trung Quốc

Dữ liệu chính thức được công bố vào Chủ nhật cho thấy, hoạt động sản xuất của Trung Quốc trong tháng 3 đã mở rộng lần đầu tiên sau sáu tháng. Điều này đã mang lại sự hỗ trợ cho các nhà hoạch định chính sách ngay cả khi cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực bất động sản vẫn là lực cản đối với nền kinh tế và làm suy yếu niềm tin.

Các chuyên gia dự báo, Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) sản xuất Caixin công bố hôm thứ Hai sẽ cho thấy sự mở rộng ở mức vừa phải, có sự khác biệt với số liệu chính thức. Nhìn chung, các dữ liệu sẽ đưa ra một triển vọng với nhiều yếu tố trái chiều cho nền kinh tế số 2 thế giới.

Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đã phải vật lộn với tình trạng kinh tế trì trệ kéo dài kể từ khi dỡ bỏ các biện pháp hạn chế COVID vào cuối năm 2022, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nhà ở ngày càng sâu sắc, nợ chính quyền địa phương gia tăng và nhu cầu toàn cầu suy yếu.

Chứng khoán

Các chỉ số sau phiên 29/03
20240401_traderdanang_news_Hinh-6.png
5 cổ phiếu thay đổi nhiều sau phiên 29/03
20240401_traderdanang_news_Hinh-7.png
Nhận định về giá kim loại – tiền tệ cho ngày 01/04

Vàng:
Giá vàng đang tăng nhưng được dự báo có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu vàng duy trì được ở trên mức 2.219,32 nhà đầu tư có thể “long” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 2.251,19 và 2.268,15. Ngược lại, nếu vàng giảm xuống dưới mức 2.219,32 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 2.202,36 và 2.170,49.
  • Vùng hỗ trợ S1: 2.202,36
  • Vùng kháng cự R1: 2.251,19
20240401_traderdanang_news_Hinh-1.png
Cặp GBP/USD: Cặp GBP/USD đang có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,2627 nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời quanh các mức 1,2644 và 1,2662. Ngược lại, nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức 1,2627 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 1,2608 và 1,2592.
  • Vùng hỗ trợ S1: 1,2608
  • Vùng cản R1: 1,2644
20240401_traderdanang_news_Hinh-2.png
Cặp EUR/USD: Cặp EUR/USD đang tăng nhẹ nhưng được dự báo có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,0789, nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời quanh các mức 1,0809 và 1,0826. Nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức 1,0789 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 1,0771 và 1,0751.
  • Vùng hỗ trợ S1: 1,0771
  • Vùng cản R1: 1,0809
20240401_traderdanang_news_Hinh-3.png
Cặp USD/JPY: Cặp USD/JPY đang có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì ở trên mức 151,34, nhà đầu tư nên “long” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 151,51 và 151,67. Ngược lại nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức 151,34, nhà đầu tư có thể “short” và chốt lời ở quanh các mức 151,18 và 151,01.
  • Vùng hỗ trợ S1: 151,18
  • Vùng cản R1: 151,51
20240401_traderdanang_news_Hinh-4.png
Cặp USD/CAD: Cặp USD/CAD đang có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,3546 nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời quanh các mức 1,3559 và 1,3575. Nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức 1,3546, nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 1,3529 và 1,3516.
  • Vùng hỗ trợ S1: 1,3529
  • Vùng cản R1: 1,3559
20240401_traderdanang_news_Hinh-5.png
Thuật ngữ
Long: Lệnh mua
Short: Lệnh bán

---------------
𝗞𝗝 𝗚𝗟𝗢𝗩𝗜𝗖𝗘 𝗩𝗖
🔥
𝐖𝐞𝐛𝐬𝐢𝐭𝐞: https://kj-glovicevc.com
🔥
𝐅𝐚𝐧𝐩𝐚𝐠𝐞: https://www.facebook.com/glovicevc
🔥
𝐘𝐨𝐮𝐭𝐮𝐛𝐞: https://www.youtube.com/@GLOVICEVCOfficial
 
Top