Cách sử dụng chỉ báo RSI chuyên sâu để trading - Cộng đồng Trader Đà Nẵng

Cách sử dụng chỉ báo RSI chuyên sâu để trading

Bồ Công Anh

Administrator
Thành viên BQT
Chỉ báo RSI - Relative Strength Index - Phân kỳ RSI là một trong những chỉ số "nổi tiếng giang hồ" của giới trading forex. Trong phần mềm Metatrader 4, RSI được xếp vào hàng Oscillator, tức là một chỉ báo dùng để đo dao động giữa 2 cực quá mua - overbought - và quá bán - oversold - của thị trường.

Cách sử dụng chỉ báo RSI

Cách sử dụng cơ bản nhất của chỉ báo RSI là RSI mà vượt lên trên vùng 70 và cắt xuống thì bán ra, ngược lại, RSI vượt xuống vùng 30 và cắt lên trở lại thì mua vào. Hoặc 1 cách sử dụng khác là giá cắt lên vùng 50 thì là xu hướng tăng, cắt xuống vùng 50 là xu hướng giảm (sự chuyển đổi xu hướng(. Anh em xem hình minh họa dưới đây cho rõ hơn.

cach_su_dung_RSI_traderviet.


Tuy nhiên, nếu chỉ có nhiêu đó thì RSI đâu dễ dàng được tin dùng như vậy. Bài viết này mình xin hướng dẫn thêm 1 số cách sử dụng RSI khác mà nhiều Trader vẫn đang dùng.

1. Phân kỳ thường - Regular Divergence

Phân kỳ là một trong những kiến thức rất hữu ích của phân tích kỹ thuật. Nếu anh em chưa rành thì nghiên cứu lại trong phần lớp học (bài Phân kỳ thường là gì). Tóm lại, đây là hiện tượng giá tạo đỉnh cao mới nhưng RSI thì tạo đỉnh thấp, hoặc giá tạo đáy thấp mới nhưng RSI thì tạo đáy cao. Đó là sự "lệch pha" giữa giá và indicator, có thể cảnh báo rằng sức mạnh của giá đã yếu dần và có thể cảnh báo sự đảo chiều

Cùng xem hình minh họa

phan_ky_RSI_traderviet.


Phương pháp này thường dùng để tìm sự đảo chiều của 1 xu hướng

2. Phân kỳ kín - Hidden Divergence

Phân kỳ này ngược đôi chút so với Phân kỳ thường nói trên. Lúc này, giá tạo đỉnh thấp nhưng RSI lại tạo đỉnh cao, hoặc giá tạo đáy cao nhưng RSI lại tạo đáy thấp (Xem bài Phân kỳ kín là gì). Đây là phương pháp mà các trader theo xu hướng thường hay dùng để tìm điểm vào tiếp trong 1 xu hướng

Cùng xem minh họa

phan_ky_kin_RSI_traderviet.


3. Vẽ đường xu hướng cho RSI

Đây cũng là cách mà một số "cao thủ" dùng để dự đoán điểm đảo chiều sớm. Nếu RSI phá gãy đường xu hướng - trendline - của nó thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy giá đã hết sức, cẩn thận đảo chiều

duong_xu_huong_cho_RSI.


4. Vẽ mô hình cho RSI

Chiêu này cũng được khá nhiều trader sử dụng. Các mô hình thường được vẽ như Nêm - wedge hay 2 đỉnh 2 đáy.... Sự đảo chiều được dự báo sẽ xảy ra khi giá phá mô hình

mo_hinh_cho_RSI.


5. Xác định xu hướng mới với vùng 45 - 55

Vùng nằm giữa 45 - 55 được gọi là vùng không có xu hướng. Chỉ khi giá thoát khỏi vùng này thì 1 xu hướng mới mới được tạo ra. Nếu cắt xuống 45 thì là xu hướng giảm, cắt lên 55 là xu hướng tăng

su_dung_RSI_de_xac_dinh_xu_huong_Traderviet.


Trên đây là một trong những cách sử dụng chuyên sâu hơn cho chỉ báo RSI. Anh em có thể tham khảo và sử dụng
 

Long Master

New member
Chỉ báo RSI - Relative Strength Index - Phân kỳ RSI là một trong những chỉ số "nổi tiếng giang hồ" của giới trading forex. Trong phần mềm Metatrader 4, RSI được xếp vào hàng Oscillator, tức là một chỉ báo dùng để đo dao động giữa 2 cực quá mua - overbought - và quá bán - oversold - của thị trường.

Cách sử dụng chỉ báo RSI

Cách sử dụng cơ bản nhất của chỉ báo RSI là RSI mà vượt lên trên vùng 70 và cắt xuống thì bán ra, ngược lại, RSI vượt xuống vùng 30 và cắt lên trở lại thì mua vào. Hoặc 1 cách sử dụng khác là giá cắt lên vùng 50 thì là xu hướng tăng, cắt xuống vùng 50 là xu hướng giảm (sự chuyển đổi xu hướng(. Anh em xem hình minh họa dưới đây cho rõ hơn.

cach_su_dung_RSI_traderviet.


Tuy nhiên, nếu chỉ có nhiêu đó thì RSI đâu dễ dàng được tin dùng như vậy. Bài viết này mình xin hướng dẫn thêm 1 số cách sử dụng RSI khác mà nhiều Trader vẫn đang dùng.

1. Phân kỳ thường - Regular Divergence

Phân kỳ là một trong những kiến thức rất hữu ích của phân tích kỹ thuật. Nếu anh em chưa rành thì nghiên cứu lại trong phần lớp học (bài Phân kỳ thường là gì). Tóm lại, đây là hiện tượng giá tạo đỉnh cao mới nhưng RSI thì tạo đỉnh thấp, hoặc giá tạo đáy thấp mới nhưng RSI thì tạo đáy cao. Đó là sự "lệch pha" giữa giá và indicator, có thể cảnh báo rằng sức mạnh của giá đã yếu dần và có thể cảnh báo sự đảo chiều

Cùng xem hình minh họa

phan_ky_RSI_traderviet.


Phương pháp này thường dùng để tìm sự đảo chiều của 1 xu hướng

2. Phân kỳ kín - Hidden Divergence

Phân kỳ này ngược đôi chút so với Phân kỳ thường nói trên. Lúc này, giá tạo đỉnh thấp nhưng RSI lại tạo đỉnh cao, hoặc giá tạo đáy cao nhưng RSI lại tạo đáy thấp (Xem bài Phân kỳ kín là gì). Đây là phương pháp mà các trader theo xu hướng thường hay dùng để tìm điểm vào tiếp trong 1 xu hướng

Cùng xem minh họa

phan_ky_kin_RSI_traderviet.


3. Vẽ đường xu hướng cho RSI

Đây cũng là cách mà một số "cao thủ" dùng để dự đoán điểm đảo chiều sớm. Nếu RSI phá gãy đường xu hướng - trendline - của nó thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy giá đã hết sức, cẩn thận đảo chiều

duong_xu_huong_cho_RSI.


4. Vẽ mô hình cho RSI

Chiêu này cũng được khá nhiều trader sử dụng. Các mô hình thường được vẽ như Nêm - wedge hay 2 đỉnh 2 đáy.... Sự đảo chiều được dự báo sẽ xảy ra khi giá phá mô hình

mo_hinh_cho_RSI.


5. Xác định xu hướng mới với vùng 45 - 55

Vùng nằm giữa 45 - 55 được gọi là vùng không có xu hướng. Chỉ khi giá thoát khỏi vùng này thì 1 xu hướng mới mới được tạo ra. Nếu cắt xuống 45 thì là xu hướng giảm, cắt lên 55 là xu hướng tăng

su_dung_RSI_de_xac_dinh_xu_huong_Traderviet.


Trên đây là một trong những cách sử dụng chuyên sâu hơn cho chỉ báo RSI. Anh em có thể tham khảo và sử dụng
Bài viết đem lại nguồn kiến thức cho tôi. Cám ơn adm nhiều (y)(y)
 
Top